Thursday, February 5, 2015

Lời tựa

Người xưa nói "chim có tổ, người có tông". Mỗi người sinh ra ai mà chẳng có cội nguồn tổ tông, như dòng sông, con suối đều có ngọn nguồn của nó. Nếu như lịch sử của một dân tộc thể hiện qua những trang chính sử, thì sự hưng vong của một dòng họ, một gia tộc, có thể thấy được qua từng trang của gia phả.

Dòng họ Ngô Vùng Tây Nam huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang xuất phát nguồn từ cụ thuỷ tổ Ngô Công Vinh, từ Thọ Xuân, Thanh Hoá đến lập nghiệp từ thế kỷ thứ XV. 

Trải qua các thăng trầm của lịch sử, dòng họ đã chia thành nhiều ngành, chi phái. Mỗi ngành, chi phái đều có gia phả riêng.


Bản gia phả này của tiểu chi họ Ngô ở Thôn Đa Hội xã Hợp Thịnh và Thôn Hà Nội xã Đại Thành huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.

Thuỷ tổ



Đức thuỷ tổ họ Ngô vùng Tây Nam huyện Hiệp Hoà, tỉnh bắc Giang là cụ Ngô Công Vinh. Cụ cùng cụ bà Hiệu Diệu Từ Khiết từ Thọ Xuân, Thanh Hoá đến Chùa Sậu xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang lập nghiệp từ thế kỷ thứ XV.



Hai cụ khai khẩn đất hoang và làm ruộng. Hai cụ sinh được 5 người con trai, đây là những người khởi tổ ra dòng họ Ngô vùng Tây Nam huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. Các con cụ:




Người con cả là cụ Ngô Công Thực


Người con thứ hai là cụ Ngô Công Hào – làm quan Thị Lang Triều Hậu Lê. Mộ để tại thôn Đại Tân, xã Đại Thành (mộ có mái đá, cột đá xanh và có bia). (Có phả riêng).


Người con thứ ba là cụ Ngô Công Toàn (tức Ngô Thời Trang) Cụ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ Xuân Thân Khoa Mậu Tuất, Niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538) Đời Mạc Đăng Dung. Làm quan Hiến sát sứ.


Cụ đỗ tiến sỹ, được ghi trên văn bia Quốc Tử giám Bắc Ninh, cụ phò nhà Mạc mất ở Cao bằng. Bia Tiến sỹ Phạm Diễm tại Văn Miếu Bắc Ninh, bia số 5, ghi Ngô Trang ngưỡi xã Ninh Định- Đại Thành - Hiệp Hoà - Bắc Giang. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ Xuân Thân Khoa Mậu Tuất, Niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538) Đời Mạc Đăng Dung.


Trong quyển: “Các nhà khoa bảng họ Ngô thời phong kiến” dòng 76 ghi: "NGÔ TRANG 呉莊: Ninh Định-Đại Thành-Hiệp Hòa-Bắc Giang. Đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1538 đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan đến Hiến sát sứ. Khoa này không dựng bia ở Văn miếu Hà Nội. Bia số 5 Văn miếu Bắc Ninh."



Người con thứ tư là cụ Ngô Hậu, làm ruộng thôn Hà Nội xã Đại Thành.


Người con thứ năm là cụ Ngô Công Tiên làm ruộng tại Thôn Đa Hội xã Đại Thành.


Thống kê các dòng họ Ngô Việt Nam ghi nhận huyện Hiệp Hoà có 8 dòng họ Ngô đó là:


1.1* Họ Ngô Đình Lý Viên - Bắc Lý - Hiệp Hoà.


1.2* Họ Ngô Văn Lý Viên - Bắc Lý - Hiệp Hòa.


1.3* Họ Đại Thành - Hiệp Hòa.


1.4* Họ Làng San - Mai Đình - Hiệp Hòa.


1.5* Họ Ngô Huy Mai Phong - Mai Trung - Hiệp Hòa.


1.6* Họ Trung Hòa - Mai Trung - Hiệp Hòa.


1.7* Họ Cẩm Bào - Xuân Cẩm - Hiệp Hòa.


1.8* Họ Xuân Biều - Xuân Cẩm - Hiệp Hòa.




Gia phả này ghi chép về dòng họ Ngô ở thôn Đa Hội xã Hợp Thình và Thôn Hà Nội xá Đại Thành huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang mà khởi nguồn từ đức thuỷ tổ Ngô Công vinh và người con út là cụ Ngô Công Tiên.

Gia phả từ Thuỷ tổ đến đời thứ 7

HỌ NGÔ VÙNG TÂY NAM
HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANG

Cụ tổ họ Ngô vùng Tây Nam huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang là cụ Ngô Công Vinh. Cụ cùng cụ bà Hiệu Diệu Từ Khiết từ Thọ Xuân, Thanh Hoá đến Chùa Sậu xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang từ thế kỷ thứ XV. Cụ đến ở chân núi Hia mở quán bán hàng và khai phá đất làm ruộng.

PHẦN THỨ NHẤT
GIA PHẢ TỪ THUỶ TỔ ĐẾN ĐỜI THỨ 6

ĐỨC THUỶ TỔ

Cụ Ngô Công Vinh, Tự Phúc Tín.

Sinh quán: Thọ Xuân Thanh Hoá, Thế kỷ XV.

Cư trú: Chùa Sậu, Chân núi Hia, Xã Đại Thành huyện Hiệp Hoà Tỉnh bắc Giang.

Nghề nghiệp làm ruộng.
Mộ đặt Đồng Cà làng Đỗ.

Cụ bà Hiệu Diệu Từ Khiết, 

Sinh quán: Thọ Xuân Thanh Hoá.

Mộ Đồng Chành thôn Hà Nội.

Hai cụ sinh 5 người con trai (gái không ghi).

2.1 Ngô Công Thực

2.2 Ngô Công Hào

2.3 Ngô Công Toàn

2.4 Ngô Công Hậu

2.5 Ngô Công Tiên

NHỊ THẾ TỔ 

2.1 – Cụ Ngô Công Thực – Con cả cụ Ngô Công Vinh, mộ để Đồng Cà thôn Hữu Định. (Có phả riêng)

2.2 – Cụ Ngô Công Hào – con thứ 2, làm quan Thị Lang Triều Hậu Lê. Mộ để tại thôn Đại Tân, xã Đại Thành (mộ có mái đá, cột đá xanh và có bia). (Có phả riêng).

2.3 – Cụ Ngô Công Toàn (tức Ngô Thời Trang) đỗ tiến sỹ, còn trẻ sinh sống với người em thôn Hà Nội. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ Xuân Thân Khoa Mậu Tuất, Niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538) Đời Mạc Đăng Dung. Làm quan Hiến sát sứ. Hiện giỗ ngày 5/2. Mất tích nên không có mộ.

Cụ đỗ tiến sỹ, được ghi trên văn bia Quốc Tử giám Bắc Ninh, cụ phò nhà Mạc mất ở Cao bằng. Bia Tiến sỹ Phạm Diễm tại Văn Miếu Bắc Ninh, bia số 5, ghi Ngô Trang ngưỡi xã Ninh Định- Đại Thành - Hiệp Hoà - Bắc Giang. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ Xuân Thân Khoa Mậu Tuất, Niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538) Đời Mạc Đăng Dung. 

(Trích từ quyển: “Các nhà khoa bảng họ Ngô thời phong kiến” dòng 76. NGÔ TRANG 呉莊: Ninh Định-Đại Thành-Hiệp Hòa-Bắc Giang. Đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1538 đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan đến Hiến sát sứ. Khoa này không dựng bia ở Văn miếu Hà Nội. Bia số 5 Văn miếu Bắc Ninh.)

2.4- Cụ Ngô Hậu, làm ruộng thôn Hà Nội xã Đại Thành. (Có phả riêng).

2.5 – Cụ Ngô Công Tiên. 

Mộ tại Đồng Mố thôn Đa Hội. 

Chi họ lấy ngày 19 tháng chạp hàng năm là ngày giỗ tổ. 

Cụ bà Hiệu Diệu Từ Nhất. 

Mộ tại Đồng Mố thôn Đa Hội. 

Hai cụ sinh 3 con trai, con gái không thấy ghi.

Các con cụ: 

3.1 Cụ Ngô Xuân Đài

3.2 Cụ Ngô Công Tự

3.3 Cụ Ngô Công Khanh

TAM THẾ TỔ 

(Các con cụ Ngô Công Tiên)

3.1. Cụ Ngô Xuân Đài, cụ bà Hiệu Từ y. Giỗ vào tháng 5 

(Chi này có phả riêng)

3.2 . Cụ Ngô Công Tự. Làm quan Đốc phủ, phủ An Phúc. 

(Chi này có phả riêng)

Cụ có 4 bà vợ: 

- Hiệu Diệu Tài

- Hiậu Diệu Từ Mẫu

- Hiệu Từ Thọ

- Hiệu Từ Chấn

3.3. Cụ Ngô Công Khanh, làm quan Thiếu phụ công khanh Bộ Lễ Triều Nguyễn. Ngày giỗ 14 tháng 3. 

Cụ bà: Hiệu Chinh Thuận, ngày giỗ 24 tháng 5

Cụ bà: Hiệu Từ Ánh, ngày giỗ 21 tháng 6

Mộ cụ ông và hai cụ bà được tang tại Đồng Mố.

Con cụ Ngô Công Khanh: Ngô Công Hai Tiết.

TỨ THẾ TỔ 

(Con cụ Ngô Công Khanh)

4.1 Cụ: Ngô Công Hai Tiết, Thế sự của cụ thất ghi nên không rõ ngày mất. Cụ sinh được 3 người con trai:

5.1 Ngô Công Sim (Tức Chí Sim)

5.2 Ngô Công Cát

5.3 Ngô Văn Mua Tự Phúc Thọ 

NGŨ THẾ TỔ 

(Con cụ Ngô Công hai Tiết)

Cụ Ngô văn Mua là con thứ. 

Thế sự của cụ thất ghi nên không có ngày mất. Ngày giỗ lấy ngày 6/7.

Cụ bà 1- Hiệu Từ Mỹ mất ngày 14/1

Cụ bà 2- Hiệu Từ Sức mất ngày 23/1

Cụ sinh một con trai là: 6.1 Ngô Hữu Chính

LỤC THẾ TỔ 

(Con cụ Ngô Văn Mua)

Cụ Ngô Hữu Chính, Tự Phúc Minh, ngày mất 29/5

Cụ bà Hiệu Diệu Đạt, ngày mất 26/5

Chụ Ngô Hữu Chính làm Cai tổng gia Bình, huyện thiếp Hoà, Phủ Thiên Phúc, trấn Bắc Ninh, triều Minh mệnh (1820-1840).

Mộ hai cụ tại Đồng Mố Đa Hội

Cụ sinh được 4 người con trai:

7.1 Ngô Khắc Cần

7.2 Ngô Văn Hậu

7.3 Ngô văn Ngài

7.4 Ngô Khắc Tẫn

THẤT THẾ TỔ

Cụ cao tổ Ngô Khắc Tẫn,

Cụ Ngô Khắc Tẫn, con cụ Ngô Hữu Chính.

Tự Phúc Dận, thường gọi cụ Cai Dận hoặc Cai trẻ, ngày giỗ 29/3.

Cụ sinh trước năm 1780 tại Soi Đành Đa Hội. Cụ là người đầu tiên khai phá làng Hà Nội bây giờ. Thời kỳ Ninh Định (gồm làng Soi Đành, làng Nội Mản) tách ra cụ được bổ nhiệm lý trưởng làng Nội. Sau đó làm Cai tổng và quyển Chánh quản thời Tự Đức năm thứ sáu 1846.

Là một trong những người lập làng mới, cụ giỏi về phong thuỷ nên xây dựng làng Nội trên một quả đồi hình con rùa. Đình làng và chùa làng do cụ đặt hướng. Chùa và đình làng thời cải cách bị phá bỏ, tượng chùa bị thả xuống giếng chùa. Sau này khôi phục lại chùa và đình làng trên nền đất cũ. Đình làng được xây dựng trên gò đất cao trông xuống thửa ruộng rộng. Từ cửa đình hai gò đất được kéo dài ra hai bên làm thanh long – bạch hổ tạo thành một hình cây bút và một nghiên mực ôm lấy thủa ruộng đó. 

Để chống giặc Cờ đen và giặc Pháp cụ vận động dân làng đắp hai luỹ tre, ở giữa đào hào sâu bao quanh làng. Hai cổng Bắc và Nam của làng to và kiên cố. 

Mộ cụ đặt tại Đồng chuôi (đầu làng Nội bây giờ), không cải tang, do chính cụ đặt hướng. Mộ nhìn xuống cánh đồng rộng gồm 4, 5 thửa ruộng trông như quyển sách đang mở. Mộ đào sâu khoảng hai thừng trâu. Gần mộ cụ có một cái ao cụ dặn sau này ao này không nuôi được cá (Chỉ cá đen da trơn mới sống được). Sau này ao này bị lấp làm vườn.

Cụ được bổ nhiệm cai tổng sau đó là quyền Chảnh quản thời Tự Đức năm thứ sáu (1846). 

Cụ có 5 bà vợ, sinh 2 con trai, 8 con gái

Cụ cả Đồng Thị Hiệu Diệu từ Thành, mất ngày 14/2, sinh quán Thôn Dật, cụ có tượng để tại chùa Nội (Hưng thịnh).

Cụ hai:

Cụ ba: Hiệu Diệu Đức mất ngày 19/2, mộ đồng mản.

Cụ tư: Hiệu Diệu Nghi, mộ đồng Mố.

Cụ năm: Hiệu Diệu Từ Mẫn – Trịnh Thi mấy 28/5mộ cửa chùa.

Cụ sinh được 2 con trai và 8 con gái:

8.1 Ngô Thị Chín Hiệu Diệu Từ Y

8.2 Ngô Thị Dùng

8.3 Ngô Hữu Chính – cụ Đồ Cống (Sau đây gọi là Ngành thứ nhất – ngành trưởng)

8.4 Ngô Thị Bao

8.5 Ngô Thị Dổm

8.6 Ngô Thị Dẻo

8.7 Ngô Hiệu Diệu Sắc

8.8 Ngô Phúc Thanh – Cụ Lý Đồ (Sau đây gọi là Ngành thứ hai)

8.9 Ngô Thị Lý

8.10 Ngô Hiệu Diệu Muỗi

Từ đời thứ tám, Chi Giáp được chia thành hai ngành : 

Ngành thứ nhất (ngành trưởng). Trưởng ngành: Cụ Ngô Hữu Chính

Ngành thứ hai. Trưởng ngành : Cụ Ngô Phúc Thanh


Liên hệ

Người liên hệ: ho.ngo.bg@Gmail.com

..



Steps


Flag Counter